Canvas is not supported in your browser.

Vệ sinh môi trường, rác thải

Thứ Tư (19/08/2020 | 07:00 GMT + 7) - Lượt xem: 0

Cỡ chữ:

Năm văn hóa, văn minh đô thị năm 2020

LỜI GIỚI THIỆU

 

     Ngày 11/12/2019 Ủy ban nhân dân thị xã Thuận An ban hành Kế hoạch số 4282/KH-UBND về thực hiện “Năm văn hoá văn minh đô thị” trên địa bàn thị xã năm 2020 (nay là thành phố Thuận An) ; Xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên của địa phương và vận động nhân dân cùng đồng thuận thực hiện với mục tiêu tăng cường đầu tư cho văn hóa; xây dựng trật tự, kỷ cương; tạo sự chuyển biến mới, thực chất trong nhận thức, trách nhiệm của từng ngành và từng người dân Thuận An đối với việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị.

Phòng Văn hoá và Thông tin thành phố Thuận An biên soạn Sổ tay Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh đô thị nhằm phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về chủ trương thực hiện “Năm văn hóa, văn minh đô thị năm 2020” đến các ngành, các cơ quan, đơn vị, trường học và cộng đồng dân cư. Sổ tay Tuyên truyền thực hiện văn hóa, văn minh đô thị được xây dựng dựa trên các văn bản của Thành ủy và UBND thành phố liên quan đến việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của thành phố Thuận An.

Cuốn sổ tay này cung cấp các nội dung để thực hiện “Năm văn hóa văn minh đô thị” trên địa bàn thành phố Thuận An năm 2020. Với mong muốn các ban ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các xã, phường chủ động tổ chức triển khai tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm vận động người dân thực hiện tốt việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị./.

 

NỘI DUNG NĂM VĂN HÓA, VĂN MINH ĐÔ THỊ

(Theo Kế hoạch số 4282/KH-UBND ngày 11/12/2019 của Ủy ban nhân dân thị xã Thuận An về thực hiện “Năm văn hoá văn minh đô thị” trên địa bàn thị xã năm 2020)

I. VIỆC THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN HÓA VĂN MINH ĐÔ THỊ:

1) Về trật tự đô thị

- Đẩy mạnh công tác tư tưởng vận động người dân không lấn chiếm vỉa hè để sử dụng vào mục đích khác ngoài việc dành cho người đi bộ.

- Tổ chức sắp xếp chỗ đậu xe ở những nơi phù hợp.

- Tăng cường phối hợp thanh tra kiểm tra xử lý kịp thời những hành vi vi phạm về trật tự đô thị.

2) Về vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị

- Tuyên truyền người dân nhận thức thẩm mỹ, trang phục lịch sự khi ra đường phố, nơi công cộng, công sở.

- Xử lý quảng cáo rao vặt sai quy định.

- Giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị ‘‘sáng – xanh - sạch - đẹp”.

- Có biện pháp xử lý nghiêm các tệ nạn xã hội ở công viên và nhất là những thói quen hành vi kém văn minh nơi công cộng.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở - hộ kinh doanh dọc trên các tuyến đường gây ô nhiễm môi trường, có hình thức xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

3) Về an toàn giao thông đô thị

- Thực hiện tốt công tác bảo trì và duy tu sửa chữa hệ thống đường bộ, đèn chiếu sáng công cộng, bổ sung biển báo, chỉnh trang hành lang đường bộ để nâng cấp chất lượng hạ tầng giao thông.

- Phối hợp các lực lượng chức năng để điều tiết giao thông trong giờ cao điểm, không để ùn tắt giao thông. Tăng cường kiểm tra, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật giao thông.

4) Về an ninh trật tự - an toàn xã hội

- Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc nhằm để kiềm chế sự gia tăng và kéo giảm các loại tội phạm, tệ nạn xã hội.

- Tiếp tục tạo những điều kiện cho các mô hình tự quản hoạt động phát huy hiệu quả.

- Tiếp tục thực hiện đề án chuyển hóa địa bàn trọng điểm về an ninh trật tự.

- Chủ động phòng ngừa biểu tình gây rối, bạo loạn, các vụ khiếu kiện đông người, vượt cấp, đấu tranh tiến tới đẩy lùi tội phạm về ma túy và tệ nạn xã hội.

5) Về hành vi ứng xử văn minh nơi công sở, công cộng

- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan thực hiện tốt việc ứng ứng xử văn hóa nơi công sở và thể hiện văn

minh trong giao tiếp giữa đồng nghiệp trong cơ quan và giữa cán bộ với người dân.

- Nâng cao nhận thức và xây dựng nét văn hóa ứng xử, giao tiếp trong đời sống cộng đồng.

- Thể hiện nếp sống văn minh, quan hệ cộng đồng thân thiện, nhân ái trong từng gia đình.

- Xây dựng khu dân cư văn hóa; phường văn minh đô thị và xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới./.

 II. VIỆC KHÔNG THỰC HIỆN 6 NHÓM HÀNH VI SAU:

1. Không xả rác thải, xác súc vật, phóng uế ra lòng đường và những nơi công cộng; lòng đường vỉa hè luôn được quét dọn thường xuyên không đổ nước thải ra mặt đường, không để nước đọng; các tuyến đường được lắp đặt thùng rác và thực hiện việc phân loại rác thải theo quy định; kiểm soát chặt chẽ chất lượng vệ sinh đô thị …

2. Không phát tờ rơi, dán quảng cáo, viết làm hoen bẩn hàng rào, vách tường, cột điện, cây xanh, treo panô áp phích không đúng nơi quy định; phổ biến những quy định về quảng cáo, đặt biển hiệu để các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân chấp hành nghiêm, góp phần tạo mỹ quan đô thị.

3. Không lấn chiếm, chiếm giữ, chiếm dụng trái phép vỉa hè để đặt biển hiệu, kinh doanh mua bán gây ách tắc giao thông, không còn lối đi cho người đi bộ, tạo sự chuyển biến rõ nét về trật tự giao thông và trật tự công cộng, không đua xe trái phép; thực hiện chủ trương lề thông, hè thoáng, sạch đẹp, an toàn.

4. Không say rượu bia gây gổ, đánh nhau, lôi kéo, kích động người khác gây mất trật tự công cộng; không nói tục, chửi thề nơi công cộng; phổ biến đầy đủ đến mọi người dân và cán bộ, công chức, người lao động về nội dung xử lý hành chính đối với các hành vi vi phạm nếp sống văn hóa trong lĩnh vực giao tiếp cộng đồng.

5. Không gây tiếng động lớn ảnh hưởng đến người xung quanh trong thời gian từ 12 giờ đến 13 giờ và từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau; từng bước hình thành thói quen và nếp sống văn minh cho mỗi người dân, mỗi cán bộ công chức, người lao động. Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh băng đĩa nhạc, quán cà phê và các cơ sở kinh doanh khác có sử dụng âm thanh về quy định giờ hoạt động và tiếng ồn.

6. Không hút thuốc lá nơi công cộng hoặc nơi có quy định cấm, xây dựng nếp sống văn hóa không mời và không hút thuốc lá, thực hiện xây dựng trường học, bệnh viện không có thuốc lá.III. VĂN HÓA CÔNG SỞ

(Theo Quyết định 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính Phủ)

1. Những việc cán bộ, công chức, viên chức phải làm trong văn hóa ứng xử nơi công sở

- Với nhân dân: Phải trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân; nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin.

- Với cấp trên: Tôn trọng, phục tùng, trung thực, đóng góp ý kiến.

- Với cấp dưới: Dân chủ, tạo niềm tin.

- Với đồng nghiệp: Chân thành, nhiệt tình, thân thiện, hợp tác.

2. Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm trong văn hóa ứng xử nơi công sở

- Không quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà.

- Không vụ lợi trong hoạt động cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, tân gia, thăng chức…

- Không sử dụng tài sản, phương tiện công vì mục đích cá nhân.

- Không hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn nơi công sở.

- Không trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm.

- Không đối phó, phô trương, bệnh hình thức, lãng phí trong tổ chức công việc.

 3. Thực hiện “5 xây, 3 chống” trong thi hành công vụ

- 5 xây: Trách nhiệm, chuyên nghiệp, trung thực, kỷ cương, gương mẫu.

- 3 chống: Chống quan liêu, chống tiêu cực, chống bệnh hình thức./.

IV. VĂN HOÁ GIAO THÔNG

(Theo Quyết định số 3500/QĐ-BVHTTDL ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

1. Tiêu chí chung

a. Tự giác chấp hành pháp luật về giao thông;

b. Thực hiện nghiêm nhiệm vụ, tác phong chuẩn mực, văn minh;

c. Tôn trọng, nhường nhịn, giúp đỡ mọi người khi tham gia giao thông;

d. Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông;

đ. Đi đúng làn đường, phần đường quy định;

e. Không tham gia đua xe và cổ vũ đua xe trái phép;

f. Tuân thủ pháp luật khi xử lý và bị xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông.

g. Tạo dựng kết cấu hạ tầng giao thông chuẩn mực, an toàn;

     h. Có ý thức văn hóa xây dựng môi trường giao thông thân thiện, an toàn.

2. Tiêu chí cụ thể cho một số đối tượng

a. Đối với người tham gia giao thông

- Không vi phạm và tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật, trật tự an toàn giao thông.

- Chấp hành nghiêm túc hệ thống báo hiệu đường bộ, đi đúng phần đường, làn đường quy định; không sử dụng rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, không điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định.

- Bảo đảm tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần khi tham gia giao thông.

- Duy trì phương tiện tham gia giao thông an toàn, sạch đẹp.

- Có thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra tai nạn giao thông.

- Có trách nhiệm phản ánh và lên án các hành vi tiêu cực; tích cực đề xuất các sáng kiến trong lĩnh vực giao thông.

- Tận tình giúp đỡ người bị nạn, người già, người khuyết tật, trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia giao thông.

- Tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật trật tự, an toàn giao thông.

b. Đối với cư dân sinh sống ven đường giao thông

- Tự giác chấp hành và tích cực tuyên truyền, vận động người dân không sử dụng đường, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán, không lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ.

- Thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng về tình hình trật tự, an toàn giao thông; phối hợp với các lực lượng chức năng trong quá trình xử lý các sự cố về trật tự, an toàn giao thông.

- Hỗ trợ các lực lượng chức năng trong công tác sơ cứu, cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông.

- Phê phán, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

- Không tham gia các hoạt động cản trở, gây rối làm mất trật tự, an toàn giao thông. Không cổ vũ đua xe trái phép.

c. Đối với chủ phương tiện tham gia giao thông

- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh vận tải; chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ chủ phương tiện trong việc khắc phục, giải quyết tai nạn giao thông.

- Chủ động tổ chức, tích cực tham gia phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong công tác quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất của người lái xe.

- Tự giác thực hiện việc sang tên, đổi chủ khi chuyển nhượng, mua bán phương tiện theo quy định của pháp luật./.


 V. BỘ TIÊU CHÍ ỨNG XỬ GIA ĐÌNH

(Theo Quyết định số 4843/QĐ-BVHTTDL ngày 08/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

1. Tiêu chí ứng xử chung

a) Tôn trọng: Đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của nhau.

b) Bình đẳng: Có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

c) Yêu thương: Có tình cảm gắn bó tha thiết, quan tâm chăm sóc nhau.

d) Chia sẻ: Cùng nhau vun đắp tình cảm, chia sẻ với nhau vui buồn, khó khăn, hoạn nạn.

2. Tiêu chí ứng xử cụ thể trong gia đình

a. Tiêu chí ứng xử vợ chồng: Chung thủy; Nghĩa tình.

- Đối tượng áp dụng: Vợ chồng được pháp luật công nhận (theo quy định tại khoản 1 Điều 2 và khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13).

-  Nội dung tiêu chí ứng xử cụ thể:

+ Vợ chồng có tình cảm trước sau như một, không thay đổi;

+ Chăm sóc nhau; cùng có trách nhiệm trong nuôi dạy con, làm việc nhà, đóng góp tài chính gia đình;

+ Lắng nghe, cùng nhau thảo luận những vấn đề chung, hòa nhã với nhau.

b. Tiêu chí ứng xử của cha mẹ với con, ông bà với cháu: Gương mẫu; Yêu thương.

-  Đối tượng áp dụng:

+ Cha mẹ bao gồm: cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng;

+ Ông bà bao gồm: ông ba nội, ông bà ngoại.

-  Nội dung tiêu chí ứng xử cụ thể:

+ Cha mẹ, ông bà làm gương tốt cho con, cháu trong cử chỉ, hành động, lời nói;

+ Quan tâm, chăm sóc con cháu khi con cháu còn nhỏ; trao truyền các giá trị truyền thống, kinh nghiệm sống cho con cháu; giáo dục, động viên con cháu giữ gìn nền nếp, gia phong; có tình cảm gắn bó tha thiết.

c. Tiêu chí ứng xử của con với cha mẹ, cháu với ông bà: Hiếu thảo; Lễ phép.

- Đối tượng áp dụng:

+ Con bao gồm: con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể.

+ Cháu bao gồm: cháu nội, cháu ngoại.

-  Nội dung tiêu chí ứng xử cụ thể:

+ Con, cháu có lời nói, cử chỉ, hành động thể hiện sự kính trọng, biết ơn, giúp đỡ cha mẹ, ông bà;

+ Thăm hỏi, chăm sóc động viên, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu.

d. Tiêu chí ứng xử của anh, chị, em: Hòa thuận; Chia sẻ.

 - Đối tượng áp dụng:

+ Anh, chị, em cùng cha mẹ; anh, chị, em cùng cha khác mẹ; anh, chị, em cùng mẹ khác cha.

+ Anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha.

-  Nội dung tiêu chí ứng xử cụ thể:

+ Anh, chị, em tôn trọng, bảo nhau điều hay, lẽ phải.

+ Anh chị bao dung đối với em, em kính trọng anh chị;

+ Cùng chia sẻ với nhau tình cảm hoặc vật chất lúc vui buồn, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn./.

  VI. THỰC HIỆN CÁC MÔ HÌNH

1. TIÊU CHÍ CHẤM ĐIỂM MÔ HÌNH “KHU PHỐ, ẤP KHÔNG RÁC”

 (Theo Quyết định số 5550 /QĐ-UBND ngày 30 tháng 08  năm 2018  của Chủ tịch UBND thị xã Thuận An)

 

STT

Tiêu chí

Điểm

I

Quản lý tốt rác thải

30

 

1

Tổ chức tuyên truyền cho các hộ dân đăng ký thực hiện các tiêu chí của mô hình “khu phố, ấp không rác”; Đưa tiêu chí này vào Quy ước văn hoá của khu phố.

10

 

 

2

Không có điểm tồn lưu rác thải; đổ rác đúng nơi và thời gian quy định; Không để rác thải trước cửa nhà hoặc trên vỉa hè;  Không quét rác, đổ nước thải sinh hoạt  ra vỉa hè, lòng đường.

10

 

 

3

100% hộ gia đình có thùng rác hợp vệ sinh, có nắp đậy; Đăng ký thu gom rác với Tổ rác dân lập; Nộp phí vệ sinh môi trường đầy đủ và đúng thời gian quy định.

05

 

4

Không có tình trạng tự ý đốt chất thải ở khu dân cư, nơi công cộng.

05

II

Quản lý tốt vật nuôi

20

 

5

Không để vật nuôi chạy rông, phóng uế bừa bãi trên đường phố, nơi công cộng; Phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi.

10

 

6

Không vứt xác súc vật chết ra vỉa hè, lòng đường, cống rãnh và nơi công cộng.

10

III

Đảm bảo văn minh, mỹ quan đô thị

30

 

7

Không để tình trạng quảng cáo rao vặt, viết vẽ bừa bãi lên tường nhà, gốc cây, trụ điện và các công trình công cộng khác.

10

 

8

Không phơi quần áo, đồ dùng sinh hoạt trước mặt tiền nhà ở, cơ quan ảnh hưởng mỹ quan đô thị.

05

 

9

Không phóng uế bừa bãi trên đường phố, nơi công cộng.

05

 

10

Các hộ kinh doanh thực phẩm, ăn uống phải có giỏ rác phục vụ khách hàng và thùng thu gom rác thải riêng. 

10

 

III

Thực hiện các phong trào bảo vệ môi trường

20

 

11

Tham gia, tổ chức dọn vệ sinh hưởng ứng Phong trào Ngày Chủ nhật Xanh – Sạch – Đẹp tại khu dân cư; Phong trào “3 sạch” của HLHPN phát động

10

12

Triển khai tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh”

10

Tổng cộng

100

 2. TIÊU CHÍ CHẤM ĐIỂM MÔ HÌNH “CHỢ VĂN MINH THƯƠNG MẠI”

(Theo Quyết định số 7639 /QĐ-UBND ngày 02 tháng 08 năm 2017  của Chủ tịch UBND thị xã Thuận An)

Tiêu chí xây dựng chợ văn minh thương mại

Đánh giá/

Điểm

NHÓM TIÊU CHÍ BẮT BUỘC (10 tiêu chí)

Đạt/

không đạt

Hệ thống chợ được duy tu, cải tạo thường xuyên, không bị xuống cấp ảnh hưởng đến kinh doanh của các thương nhân và người tiêu dùng.

 

Khu bán thực phẩm tươi sống được xây bục, bệ; mặt bục, bệ được lát gạch men kính trắng (hoặc sử dụng bàn Inox)

 

Có đầy đủ hợp đồng thuê chỗ ngồi kinh doanh của đơn vị quản lý chợ với các thương nhân.

 

Có nội quy hoạt động chợ, nội quy PCCC, Quy chế dân chủ trong công tác quản lý, hoạt động chợ được cấp thẩm quyền phê duyệt.

 

Trang bị đầy đủ các phương tiện PCCC phù hợp theo quy  định.

 

Sắp xếp ngành hàng theo quy định của công tác PCCC; không có kho chứa các chất nguy hiểm về cháy nổ trong chợ. Không thắp hương, đun nấu trong các ki ốt, kho hàng.

 

Không có hộ kinh doanh hàng hóa chứa chất phóng xạ và thiết bị bức xạ ion hóa; loại vật liệu nổ, các chất lỏng dễ cháy như: Xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) và các loại khí nén.

 

Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy,chữa cháy và thực hiện nghiêm chế độ ứng trực PCCC.

 

Kinh doanh theo đúng ngành hàng, loại hàng đã đăng ký; Không để xãy ra các vụ việc liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại.

 

Lắp đặt tối thiểu 02 (hai) biển niêm yết các số điện thoại đường dây nóng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

 

NHÓM TIÊU CHÍ CHẤM ĐIỂM: (30 tiêu chí  yêu cầu đạt tối thiểu 80% tổng số điểm đánh giá)

 

Cơ sở vật chất

20

Hế thống rãnh thoát nước, hố ga có nắp đậy đảm bảo vệ sinh

4

Điểm bán rau, củ quả có giá đỡ cách mặt đất  ≥ 15 cm. Nguồn nước sử dụng trong chợ là nguồn nước sạch theo quy định

4

Mỗi chợ có tối thiểu 01 khu vệ sinh, diện tích ≥ 15 m2.

4

Có tối thiểu 01 điểm đậu xe có diện tích chiếm ≥ 10% diện tích xây dựng chợ. Có không gian tín ngưỡng, diện tích 6 - 9 m2.

4

Có 01 bảng tin để thực hiện niêm yết công khai các nội dung liên quan đến hoạt động chợ.

4

Công tác quản lý chợ

20

Lưu trữ đầy đủ hồ sơ về đầu tư xây dựng, cải tạo, sữa chữa chợ; hồ sơ đấu thầu theo quy định.

5

Có đầy đủ các phương án quản lý chợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

5

Có sổ ghi chép đầy đủ những phản ánh của thương nhân, người tiêu dùng và kết quả giải quyết

5

Niêm yết công khai thường xuyên các nội dung theo quy định

5

Công tác an toàn cháy nỗ, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, an ninh trật tự và thu ngân sách.

55

Đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ

10

Thực hiện kiểm tra thường xuyên hàng ngày và kiểm tra định kỳ (tối thiểu 01 tháng/lần) về an toàn phòng cháy, chữa cháy; bảo dưỡng phương tiện PCCC (có mở sổ theo dõi).

5

Tách riêng biệt hệ thống điện phục vụ kinh doanh với hệ thống điện bảo vệ, điện phục vụ phòng cháy chữa cháy. Không để hộ kinh doanh sử dụng nguồn điện riêng.

5

Đảm bảo vệ sinh môi trường

10

Có cam kết bảo vệ môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định

3

Tổ chức phun tiêu độc, khử trùng chợ tối thiểu 2 tháng/lần

3

Thực hiện thu gom rác, tập kết rác đúng nơi quy định, đảm bảo môi trường xung quanh sạch sẽ (không để rác tồn đọng qua đêm).

4

Đảm bảo an ninh trật tự - văn hóa trong kinh doanh

10

Thành lập tổ bảo vệ, trực 24/24h bảo đảm về an ninh, trật tự đô thị trong và xung quanh chợ.

2

Trong chợ không xãy ra tình trạng trộm cắp, móc túi, tranh giành khách hàng gây mất an ninh trật tự.

2

Thực hiện giao tiếp văn minh, lịch sự trong bán và mua hàng

2

Không lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè làm nơi buôn bán; Không sử dụng lều bạt che đậy làm mất mỹ quan đô thị, gây cháy nổ.

2

Không sử dụng điểm trông giữ xe làm nơi kinh doanh. Không thu vé xe quá quy định của tỉnh Bình Dương.

2

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) và phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại

10

Thương nhân kinh doanh cố định có đủ giấy chứng nhận kinh doanh và các giấy phép khác theo quy định

4

Thực hiện việc niêm yết giá đối với các hàng hóa: Quần áo, giày dép, hàng điện tử, điện lạnh, hàng công nghệ phẩm, hàng khô.

2

100% hàng hóa bày bán phải có nguồn gốc rõ ràng, có tem, nhãn theo quy định.

2

Có điểm đặt cân đối chứng trong chợ

2

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

10

Không sắp xếp hàng thực phẩm tươi sống gần kề với thực phẩm chín, ăn ngay. Kinh doanh thực phẩm chín, ăn ngay phải có tủ bảo quản đảm bảo vệ sinh; tủ kê ở nơi thoáng mát, cách xa mặt đất tối thiểu 01m.

3

Thực phẩm gia súc, gia cầm phải được cơ quan thú y kiểm tra, xác nhận theo quy định.

3

Không giết mỗ gia súc, gia cầm trong chợ.

4

Đảm bảo công tác thu phí, lệ phí

5

Thực hiện việc thu phí, lệ phí, tiền thuê chỗ ngồi kinh doanh theo đúng quy định của thị xã.

2

100% thương nhân kinh doanh trong chợ thực hiện kê khai, nộp thuế đúng quy định.

2

Đơn vị quản lý chợ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo đúng hợp đồng đã ký kết với UBND phường không để nợ đọng thuế.

1

Đơn vị quản lý chợ thực hiện tốt chế độ báo cáo và tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị lên quan trong công tác quản lý chợ (điểm thưởng)

5


3. TIÊU CHÍ VỀ “TUYẾN PHỐ VĂN MINH ĐÔ THỊ”

(Theo Quyết định số 1144/QĐ-UBND ngày 24 tháng 3 năm 2020  của Chủ tịch UBND thị xã Thuận An)

 

S

T

T

Tiêu chí

Điểm tối đa

Ghi chú

1

Tiêu chí kiến trúc cảnh quan

30

 

1.1

Về công trình (nhà ở và công trình khác)

15

 

 

- Cơ quan, đơn vị, hộ nhân dân treo cờ Tổ quốc đúng quy định trong các ngày Lễ, Tết và các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng.

5,0

 

- Không có trường hợp xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa không phép hoặc trái phép

5,0

 

- Trụ sở cơ quan, nhà ở và công trình khác ở mặt tiền đường phải bảo đảm sạch sẽ; trước mặt tiền công trình, nhà  không phơi quáo hođặt, để đồ dùng sinh hot.

5,0

 

1.2

Vỉa hè - lòng đường

10

 

 

- Không để vật liệu xây dựng, chậu cây cảnh, vật kiến trúc lấn chiếm vỉa hè

5,0

 

- Có biển báo giao thông theo đúng quy định

5,0

 

1.3

Về cây xanh, thảm cỏ, tiểu hoa viên

5

 

 

- Cây xanh đường phố được trồng đúng chủng loại, khoảng cách theo quy định

2,5

Gồm cây xanh trên vỉa hè, thảm cỏ, tiểu hoa viên

- Có đơn vị quản lý, chăm sóc, chặt tỉa hoặc các phường có kế hoạch thực hin

2,5

 

2

Tiêu chí trật tự đô thị

26

 

2.1

Về bảng quảng cáo, biển hiệu

8,0

 

 

- Không đặt các bng qung cáo, bin hiu trái phép, lấn chiếm không gian vỉa hè

3,0

 

 

- Không có trường hợp treo, dán quảng cáo trên tường nhà, cây xanh, trụ điện và công trình khác trái phép, sai quy định

3,0

 

 

 

- Có ra quân xóa quảng cáo rao vặt thường xuyên

2,0

 

2.2

Về sử dụng vỉa hè để kinh doanh buôn bán

8,0

 

 

- Không chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán

4,0

 

- Trường hợp tuyến phố đô thị có kinh doanh buôn bán trên vỉa hè, phải được UBND phường, xã thống nhất và xác nhận bằng vạch kẽ

4,0

 

 

2.3

Về chợ tự phát: Không có chợ tự phát

5,0

 

2.4

Các phương tiện giao thông phải được đậu, đổ theo quy định của vạch kẻ, biển báo

5,0

 

3.

Tiêu chí hạ tầng đô thị

20

 

3.1

Vỉa hè - Lòng đường

10

 

 

- Lòng đường có bề rộng không nhỏ hơn 4m và trong tình trạng sử dụng tốt, không lồi lõm, ổ gà

4,0

 

- Vỉa hè bằng bê tông hoặc lát gạch, trong tình trạng s dụng tốt, bằng phng, không bong tróc hoc lề đường được thông thoáng (đối vi nhng tuyến đường không có vỉa hè)

3,0

 

- Không có trường hợp tự ý phá hủy hoặc xây đắp thêm gờ lên xuống giữa lòng đường và vỉa hè

3,0

Bắt buộc

Phải đạt điểm

3.2

Hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc

5,0

 

 

- Trụ điện phải được bố trí đúng tiêu chuẩn, không cản trở luồn xe, lối đi bộ, ảnh hưởng tầm nhìn

2,5

 

- Có đèn chiếu sáng trên toàn tuyến đường

1,5

 

 

- Các loại dây đi nổi của hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc phải được bó hoặc treo gọn gàng

1,0

 

3.3

Hệ thống cấp nước, thoát nước

5,0

 

 

- Có hệ thống cấp nước sạch hoạt động tốt, không hư hỏng, rò rỉ dọc theo tuyến đường

2,5

 

- Hệ thống thoát nước hoạt động tốt, các nắp cng, ca thu nước mt phi làm bng vt liu an toàn cho cư dân và các phương tin lưu thông trêđường

2,5

 

 

4.

Tiêu chí vệ sinh môi trường

24

 

 

- Không có nước đọng, nước thải, xác súc vật chết trên lòng đường, vỉa hè

5,0

 

- Không có trường hợp rửa xe xả nước ra đường giao thông, gâô nhim môi trường

5,0

 

- Rác thải được bỏ vào thùng và thu gom theo giờ quy định, đảm bảo v sinh

5,0

Bắt buộc

phải đạt điểm

- Không có trường hợp để rác thải, phế thải trên vỉa hè, lòng đường không đúng quy định

5,0

Bắt buộc

phải đạt điểm

- Không có trường hợp chăn, thả súc vật trên đường phố

4,0

 

Tổng cộng: 1+2+3+4

100 điểm

 

5

Tiêu chí khuyến khích

6,0

 

 

- Tuyến đường có gắn camera an ninh

2,0

 

- Các tổ chc và h dân (dọc tuyến phố văn minh đô thị) thực hin tốt vic phân loại rác tại nguồn

2,0

 

- Vận động người dân (dọc tuyến phố văn minh đô thị) tham gia bng mô hình tự quản đối vi tuyến phố văn minh đô thị như các tiêu chí đề ra

2,0

 

 VII. QUY ĐỊNH CHUNG TỔ CHỨC VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG

1. Tổ chức, cá nhân khi tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

a. Không trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc; không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan.

b. Không lợi dụng việc cưới, việc tang và lễ hội để hoạt động nhằm chia rẽ đoàn kết dân tộc, gây mất đoàn kết trong cộng đồng, dòng họ và gia đình.

c. Không làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông và trật tự, an toàn công cộng.

d. Không tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức.

đ. Không được sử dụng thời gian làm việc và phương tiện của cơ quan đi đám cưới, lễ hội (trừ cơ quan làm nhiệm vụ); không sử dụng công quỹ của cơ quan làm quà mừng, quà tặng trong đám cưới và viếng đám tang.

2. Tổ chức việc cưới: việc cưới phải được tổ chức theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch và các quy định pháp luật khác có liên quan.

a. Việc cưới cần được tổ chức trang trọng, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.

b. Các thủ tục có tính phong tục, tập quán như chạm ngõ; lễ hỏi; xin dâu cần được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ.

c. Trang trí lễ cưới và trang phục cô dâu, chú rể phải lịch sự, phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc.

d. Trường hợp tổ chức ăn uống cần tiết kiệm, không kéo dài nhiều ngày và phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 

đ. Lễ đăng ký kết hôn và trao giấy chứng nhận kết hôn phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

e. Tổ chức cưới và đưa đón dâu phải tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn giao thông và trật tự an toàn công cộng

f.  Âm nhạc trong đám cưới phải lành mạnh, vui tươi; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam thực hiện tại bản tiêu chuẩn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 2351/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 5 tháng 12 năm 1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ); không mở nhạc trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm.

3. Khuyến khích thực hiện các hình thức sau trong việc cưới:

a. Dùng hình thức báo hỷ thay cho giấy mời dự lễ cưới, tiệc cưới;

b. Hạn chế tổ chức tiệc cưới linh đình, chỉ tổ chức tiệc trà, tiệc ngọt trong lễ cưới;

c. Không sử dụng thuốc lá trong đám cưới;

d. Cơ quan, tổ chức, đoàn thể đứng ra tổ chức lễ cưới;

đ. Cô dâu, chú rể và gia đình đặt hoa tại đài tưởng niệm liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, di tích lịch sử - văn hoá; trồng cây lưu niệm tại địa phương trong ngày cưới;

e. Cô dâu, chú rể và gia đình mặc trang phục truyền thống hoặc trang phục của dân tộc mình trong ngày cưới.

 4. Tổ chức việc tang: Việc tang phải được tổ chức theo quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch, pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về y tế và các quy định pháp luật khác có liên quan.

a. Tổ chức việc tang phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về hộ tịch, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; việc tang cần được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, gọn nhẹ, tiết kiệm; khi đưa tang phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn giao thông và trật tự an toàn công cộng; hạn chế tối đa việc rắc vàng mã, tiền âm phủ trên đường; không rắc tiền giấy hoặc tiền xu trên đường; thực hiện những quy định trong hương ước, quy ước của địa phương về việc tang.

b. Việc quản, chôn cất, hoả táng, điện táng, bốc mộ và di chuyển thi hài, hài cốt phải thực hiện theo quy định tại Điều lệ Vệ sinh ban hành kèm theo Nghị định số 23/HĐBT ngày 24 tháng 11 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

c. Tang phục; cờ tang và treo cờ tang theo phong tục truyền thống của từng vùng, miền, dân tộc, tôn giáo. 

d.  Không cử nhạc tang trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam thực hiện tại bản tiêu chuẩn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 2351/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 5 tháng 12 năm 1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ). Trường hợp người qua đời theo một tôn giáo hoặc là đồng bào dân tộc thiểu số, trong lễ tang được sử dụng nhạc tang của tôn giáo hoặc của dân tộc thiểu số đó; không sử dụng các nhạc khúc không phù hợp trong lễ tang;

đ. Cấm rải tiền Việt Nam và các loại tiền của nước ngoài trên đường đưa tang

 5. Khuyến khích thực hiện các hình thức sau trong việc tang:

a. Sử dụng băng, đĩa nhạc tang thay cho phường bát âm.

b. Hạn chế mang vòng hoa.

c. Các hình thức hoả táng, điện táng.

d. Các tuần tiết trong việc tang như lễ cúng 3 ngày, 7 ngày, 49 ngày, 100 ngày, giỗ đầu và cải táng nên tổ chức trong nội bộ gia đình, họ tộc, bạn thân.

đ. Không rắc vàng mã trên đường đưa tang./.

VIII. QUY ĐỊNH HÀNH CHÍNH VỀ MÔI TRƯỜNG

1. Những hành vi bị cấm:

a. Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên.

b. Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

c. Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí.

d. Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật.

đ. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

e. Gây tiếng ồn vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

f. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

g. Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.

h.  Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với con người.

i.  Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường.

2. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Trích nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trườngKhoản 1 điều 20

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị.

Điều 17. Vi phạm các quy định về tiếng ồn

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.

6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.

7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.

8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.

9. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.

10. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA.

11. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều này.

12. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này./.

IX. QUI ĐỊNH VỀ AN NINH TRẬT TỰ

(Trích Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình)

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;

c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;

d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;

đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;

g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;

h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;

d) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;

đ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;

e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;                

g) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

h) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;

i) Tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm, khu vực cấm;

k) Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

l) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;

m) Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”./.

 X. QUY ĐỊNH VỀ BIỂN HIỆU, QUẢNG CÁO

(Trích Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 về ban hành quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng)

Điều 22. Các hình thức biển hiệu

Việc viết, đặt, treo, dán, dựng, lắp biển hiệu, sau đây gọi chung là viết, đặt biển hiệu, tại trụ sở, nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân dưới các hình thức bảng, biển, hộp đèn, hệ thống đèn néon uốn chữ (neonsight) hoặc các hình thức khác, nhằm giới thiệu tên gọi, địa chỉ giao dịch của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam không phải xin phép nhưng phải tuân theo những quy định tại Điều 23 Quy chế này.

Điều 23. Mỹ quan, chữ viết, vị trí và nội dung biển hiệu

1. Mỹ quan, chữ viết biển hiệu:

a) Biển hiệu phải bảo đảm mỹ quan;

b) Biển hiệu phải viết bằng chữ Việt Nam; trường hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước ngoài phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn chữ Việt Nam.

2. Vị trí biển hiệu:

Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân; mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng; tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhân khác chỉ viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc.

3. Nội dung biển hiệu:

a) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);

b) Tên gọi đầy đủ bằng chữ Việt Nam đúng với quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp;

c) Loại hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã;

d) Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính (đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ);

đ) Địa chỉ giao dịch, số điện thoại (nếu có);

e) Trên biển hiệu được thể hiện biểu tượng (logo) đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, diện tích logo không quá 20% diện tích biển hiệu, không được thể hiện thông tin, hình ảnh quảng cáo cho bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào.  

(Trích Quyết định 39/2016/QĐ-UBND ngày 07/10/2016 về việc Ban hành quy định về hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Bình Dương)

Điều 11. Viết, đặt biển hiệu

1. Biển hiệu phải có các nội dung sau:

a) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có).

b) Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

c) Địa chỉ, điện thoại.

d) Không quảng cáo hàng hóa lẫn với biển hiệu.

2. Chữ viết trên biển hiệu phải thể hiện bằng tiếng Việt. Trong trường hợp sử dụng tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một biển hiệu thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt

3. Vị trí, kiểu dáng, kích thước

a) Vị trí: Đặt ở cổng hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân. Không đặt biển hiệu lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.

b) Kiểu dáng: Biển hiệu ngang hoặc biển hiệu dọc.

c) Kích thước:

- Biển hiệu ngang: Chiều cao tối đa là 02m (hai mét), chiều dài không được vượt quá chiều ngang của mặt tiền nhà.

- Biển hiệu dọc: Chiều ngang tối đa là 01m (một mét), chiều cao tối đa là 04m (bốn mét), không được vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

(Quy định xử phạt Trích Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao du lịch và quảng cáo)

Điều 60. Vi phạm quy định về quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn, màn hình chuyên quảng cáo

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Treo, dựng, đặt, gắn mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn không đúng vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;

b) Không ghi rõ tên, địa chỉ của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 68 Nghị định này;

--------------------------------------

CHUNG TAY XÂY DỰNG

THÀNH PHỐ THUẬN AN

VĂN MINH - GIÀU ĐẸP

 

PHỤ LỤC

Lời giới thiệu ………………………………………..……………………...….2

Nội dung Năm văn hóa – văn minh đô thị ………….…….…5

  1. Việc thực hiện nếp sống văn hóa văn minh đô thị………………………………………….….......................................5
  2. Việc không thực hiện 6 nhóm hành vi sau:………....10

III. Văn hóa công sở ……………………………………………...….....13

IV. Văn hóa giao thông ……………………………………….…......15

V. Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình….………..……….….…22

VI. Thực hiện các mô hình……….…………………………….…….27

1. Tiêu chí chấm điểm mô hình mô hình “Khu phố, ấp không rác”…………………………………………………..………….……...27

2. Tiêu chí chấm điểm mô hình “Chợ văn minh thương mại”………………………………………………………………..…………...…..32

3. Tiêu chí về “Tuyến phố văn minh đô thị”…….……....43

VII. Quy định chung tổ chức việc cưới, việc tang ………………………………………………………………………………..………….55

VIII. Quy định hành chính về môi trường …………….……………………………………………………………….…………...63

IX. Quy định về An ninh trật tự ……………….…………..…..71

X. Quy định về Quảng cáo, rao vặt …………….………...…..77

Các tin bài khác:

Số lượt truy cập

0 0 4 9 3 4 1 2 2