Tin hoạt động

Thứ Hai (14/01/2019 | 07:00 GMT + 7) - Lượt xem: 897

Cỡ chữ:

Hương vị thơm cay mức Gừng Bình Nhâm chuẩn bị Tết

Chỉ còn hơn nữa tháng nữa là đến tết Xuân Kỷ Hợi năm 2019, nhưng vào tháng 8 âm lịch, làng mứt gừng Bình Nhâm lại vui hẵng lên bởi không khí làm mức chuẩn bị cho tết cổ truyền của dân tộc. Bình Nhâm bao giờ cũng thế, khi những mẻ mứt gừng thơm ngon bắt đầu cho ra lò là lúc cái tết bắt đầu đến với họ.


Ảnh: Bà Nguyễn Thị Lan đang phơi gừng.

Hơn 1 thập niên trở lại đây, số lượng hộ làm mức gừng không còn nhiều. Đa phần, họ đã bỏ nghề hoặc chuyển đổi nghề. Chính vì vậy, nghề truyền thống làm mứt gừng, một đặc sản của Bình Nhâm dần dần bị mai một. Hiện nay, một số hộ dân ở khu phố Bình Hòa, phường Bình Nhâm vẫn duy trì lưu giữ nghề truyền thống của cha ông để lại. Dù không còn sôi động như trước đây nhưng hương nồng, cay của mứt gừng Bình Nhâm vẫn thơm ngát báo hiệu một mùa xuân mới sắp đến gần. Khi được hỏi về nghề làm mứt gừng có từ bao giờ, những người làm làm nghề này ở đây không ai còn nhớ, chỉ biết rằng nhiều thế hệ trong một gia đình đã cùng làm từ năm này qua năm khác. Tương truyền trước đây, Bình Nhâm là vùng trái ngọt cây lành. Vào mùa xuân, tiết trời ôn hòa, củ quả chín đầy vườn ăn không hết. Bà tổ nghề này nghĩ ra cách nhào nguyên liệu với đường cát trắng trên bếp lửa đốt bằng những cành nhánh cây khô trong vườn, để giữ được lâu. Trong số loại củ quả ấy thì mứt gừng lại có hương vị và mùi thơm độc lạ nhất nên được giữ lại và làm hàng năm. So với loại mứt gừng lát, mứt gừng Bình Nhâm rất đặc biệt. Khi thưởng thức, mứt gừng Bình Nhâm có vị cay nồng, vị ngọt thanh, dẻo và đậm đà. Ăn mứt gừng và uống miếng trà chúng tôi cảm nhận được sự ấm áp, vui tươi như mùa xuân đã về. Ngồi bên tách trà nóng, thưởng thức vị cay ngọt, thanh của mứt gừng, chúng tôi được bà Nguyễn Thị Lan, 60 tuổi là một trong những gia đình có truyền thống về nghề làm mứt gừng ở khu phố Bình Hòa, phường Bình Nhâm kể về món ăn đặc sản này. Là người con gái duy nhất trong gia đình theo nghề làm mứt gừng, ngay từ khi còn nhỏ, bà Lan đã theo mẹ phụ làm mứt. Ngày xưa, việc làm mứt gừng bằng thủ công vất vả lắm. Để có miếng mứt gừng thơm ngon, người làm mứt trải quả nhiều công đoạn khác nhau. Khó khăn nhất là công đoạn xăm gừng. Khi chưa có máy móc, việc xăm củ gừng phải dùng tay. Sau này, người ta mới chế ra máy xăm nên làm nhanh hơn và nhiều hơn. Bà Lan chia sẻ, chính chồng bà là người đầu tiên trong làng chế ra chiếc máy xăm. Rồi nhiều người đến hỏi mua. Nhờ đó, việc làm mứt gừng đỡ mất thời gia và công sức. Quy trình làm mứt bắt đầu từ công đoạn chọn gừng, phải là gừng không quá già và không quá non, chủ yếu là gừng ở nước ta; công đoạn cạo vỏ, rồi ngâm muối, xăm gừng, xả với nước để giảm vị cay; sau đó pha với nước kết hợp với nước chanh để làm trắng gừng; luột gừng và phơi nắng. Chờ đến gần tết người ta mới sên với đường trong vòng 3 giờ với ngọn lửa ngỏ liu riu cho đến khi đường kéo lại thì mới đạt. Nói chung, làm mứt gừng rất công phu đòi hỏi người làm phải kiên trì và chịu khó, tâm huyết. Nên mỗi khi thưởng thức miếng mứt gừng, chúng tôi cảm nhận được tình cảm quý mến của gia chủ. Để chuẩn bị mứt gừng tết năm nay, bà Lan làm 500 kg gừng. Theo bà, làm mứt chủ yếu vì yêu nghề đồng thời mong muốn lưu giữ nghề truyền thống của ông cha xưa.

Ảnh: Bà Nguyễn Thị Lan đãi khách quý với mứt gừng quê hương mỗi khi tết đến.

Mỗi khi tết đến, bà Lan lại làm mứt gừng để đãi khách quý đến nhà chơi. Đó như là truyền thống của gia đình đồng thời trân quý những giá trị văn hóa làng nghề mứt gừng Bình Nhâm. Hiện tại, trong gia đình của bà Lan có 3 người con, nhưng không ai theo nghề làm mứt gừng. Bà trăn trở, không biết sau nay, nghề này sẽ đi về đâu. Theo lý giải thì, quy trình làm nghề này rất công phu, nhiều công đoạn. Chính vì vậy, thế hệ trẻ hiện nay không mặn mà với nghề này.

Anh Lưu Thanh Tâm là một trong ít người trẻ còn theo nghề làm mứt gừng  ở đây. Anh là thế hệ thứ 3 trong gia đình truyền thống làm mứt gừng. Cha của anh nay đã lớn tuổi, không còn sức để theo nghề. Anh Tâm là người kế nghiệp nghề của gia đình được một thời gian. Vì quá vất vả, nên anh không còn làm nữa. Anh chỉ nhận gừng về nhà để xăm. Cứ đến tháng 8 âm lịch hằng năm, anh lại nhận gừng củ của khách hàng để xăm. Năm nay, rất nhiều người đến mướn anh xăm gừng.

Theo như lời kể của những người trong nghề, làng mứt Bình Nhâm dù không còn ở vào thời kỳ hoàng kim như hơn chục năm trước, nhưng những người gắn bó với nghề lâu năm vẫn rất vui vì mỗi mùa Tết mới, củ gừng vẫn được mua về với mong muốn làm ra món mứt gừng thơm lừng để cúng ông bà, tổ tiên, đãi khách và biếu cho người thân trong ngày tết. Trao đổi với chúng tôi, ông Huỳnh Văn Tài, trưởng ban điều hành khu phố Bình Hòa, phường Bình Nhâm cho biết, mứt gừng là món ăn đặc sản của người dân Bình Nhâm từ xa xưa. Nay, mặc dù không còn sôi động như trước nhưng cứ vào dịp tết, các hộ dân còn lại vẫn làm mứt gừng vì niềm đam mê…

Về Bình Nhâm vào những ngày này, hòa mình vào bầu không khí lao động khẩn trương, được hít hà hương thơm mứt mới ra lò, mới thật sự cảm nhận được không khí cổ truyền ngày Tết. Mứt gừng không chỉ là món ăn đặc sản trong khay bày đồ Tết, mứt gừng còn là chọn lựa được nhiều gia đình dâng lên bàn thờ cúng tổ tiên. Hơn hết, đây còn là cách để lưu giữ nghề của cha ông truyền lại cho họ. Bình Nhâm bao giờ cũng thế, khi những mẻ mứt gừng thơm ngon bắt đầu cho ra lò là lúc cái tết bắt đầu đến với họ.        

VĂN TIẾN