Thị xã Thuận An là địa bàn có nhiều kênh rạch nằm xen lẫn với khu dân cư, tập trung chủ yếu ở xã An Sơn, phường Bình Nhâm, Hưng Định, An Thạnh, Vĩnh Phú. Tuy nhiên, đê bao, bờ bao bảo vệ vườn cây và dân cư nằm trong tình trạng nguy cơ bị vỡ nhất là vào mùa mưa kết hợp với thủy triều dâng. Xuất phát từ thực trạng đó, thị xã Thuận An đã triển khai thực hiện đề án trồng cây phòng, chống sạt lỡ bờ bao, kênh, rạch góp phần giảm thiểu tối đa nguy cơ sạt, lỡ bờ bao gây thiệt hại về tài sản của người dân. Đến nay, cây trồng phát triển tốt đã góp phần bảo vệ đê bao, tạo mảng xanh và tạo bóng mát trên các tuyến đường.
Ảnh: Hàng dừa được người dân chăm sóc, cây dừa phát triển tốt góp phần bảo vệ bờ bao (ảnh chụp tại địa bàn phường Hưng Định).
Thị xã Thuận An hiện có hơn 160 kênh, rạch lớn, nhỏ với tổng chiều dài gần 90km và trên 56km sông, kênh rạch với khoảng 12km đê bao, bờ bao ở một số xã, phường ven sông sài gòn đảm bảo cho việc ngăn triều, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và các khu dân cư với khoảng 48 ngàn hộ dân. Thời gian qua, từ thị xã đến các xã, phường đã quan tâm và tập trung đầu tư nâng cấp các công trình thủy lợi, khai thông dòng chảy, nạo vét, vệ sinh kênh, rạch. Ngoài tuyến đê bao An Sơn - Lái Thiêu được đầu tư kiên cố, các hệ thống kênh, rạch thương xuyên được nạo vét, khai thông góp phần đáp ứng yêu đầu công tác phòng chống ngập lụt, hạn chế tình trạng nước tràng bờ bao gây ngập úng trong nhân dân, đảm bảo về tiêu thoát nước phục vụ sản xuất của người dân.
Tuy nhiên, trên địa bàn thị xã và nhất là ở các xã, phường như An Sơn, Hưng Định, An Thạnh, Bình Nhâm, Vĩnh Phú vẫn còn nhiều bờ bao nhỏ, yếu, xuống cấp, chân bờ bao sát bờ rạch, cao trình thấp dễ gây bể, tràn bờ khi triều cường dâng cao. Trong khi đó, nguồn kinh phí đầu tư các công trình thủy lợi còn hạn hẹp. Vậy, giải pháp nào giải quyết thực trạng trên? Do đó, năm 2015, thị xã Thuận An triển khai đề án trồng cây phòng, chống sạt lở bờ bao, kênh, rạch trên địa bàn thị xã giai đoạn 2016 – 2017. Với đề án này không chỉ giải quyết nguy cơ sạt lỡ mà còn tạo mỹ quan đô thị, cải thiện môi trường sinh thái góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển cây xanh đô thị theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã nhiệm kỳ 2015 – 2020 đề ra. Theo đó, Đề án chọn cây dừa làm cây trồng chủ yếu. Qua phân tích thì, cây dừa có bộ rễ phát triển và ăn sâu vào đất, cùng với rễ các loại cây khác tạo thành khối vững chắc giúp giữ đất. Bên cạnh đó, rễ cây dừa còn giữ đất bồi ven kênh, rạch, cải tạo đất, chống xâm nhập mặn, chắn gió và tạo cảnh quan đẹp trên bờ kênh, rạch. Ngoài ra, có thể kết hợp trồng dừa xen với một số loại cây có giá trị kinh tế, có hệ rễ phát triển mạnh đảm bảo việc giữ đất như chôm chôm, cây xương máu,… Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Thành Lễ, cán bộ giao thông, thủy lợi, nông nghiệp phường An Thạnh cho biết, phường thường xuyên kiểm tra tình hình phát triển của cây dừa, đồng thời vận động các hộ dân chăm sóc và bảo quản cây dừa. Nhờ đó, tỷ lệ cây dừa sống khá cao góp phần giữ bờ bao.
Trong 2 năm (2016 – 2017), thị xã Thuận An đã trồng hơn 9 ngàn cây trên 137 tuyến rạch ở xã An Sơn, Phường An Thạnh, Hưng Định, Bình Nhâm, Bình Hòa và Vĩnh Phú với tổng king phí trên 1,5 tỷ đồng. Qua đánh giá, tỷ lệ cây sống và phát triển tốt đạt từ 75% đến 85%. Nhiều tuyến rạch cây trồng được người dân quan tâm chăm sóc nên tỷ lệ cây phát triển triển tốt cụ thể ở phường An Thạnh, Hưng Định, xã An Sơn. Ông Nguyễn Văn Đặng, khu phố Thạnh Phú, phường An Thạnh cho biết, đây là chủ trương rất ý nghĩa của tỉnh cũng như thị xã, vừa giữ được bờ bao, kênh rạch vừa tạo bóng mát đường quê. Đợt trồng trước, trên đê bao thuộc khu đất nhà ông được trồng một số cây dừa. Hiện cây đang phát triển tốt. Ông thường xuyên chăm sóc để cây phát triển tốt. nhà nước trồng, coi như cho dân luôn, nên cố gắng chăm sóc.
Riêng ở các phường Bình Hòa và Vĩnh Phú đạt tỷ lệ thấp từ 35% đến 50%. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác tuyên truyền đến các hộ dân chưa kịp thời; người dân chăn nuôi bò, dê thả rông gây hư hại. Do đó, phòng kinh tế thị xã đã phối hợp với các xã, phường tiếp tục khảo sát, thống kê để có kế hoạch trồng dặm kịp thời.
Nếu có dịp đi trên một số tuyến đường bờ bao, tuyến rạch ở xã An Sơn, phường Hưng Định, hay An Thạnh, chúng ta cảm nhận được hàng dừa đang vươn cao, tỏa bóng bát trải dài dọc trên đường đi. Như vậy, việc trồng cây không chỉ có nhiệm vụ phòng, chống sạt lỡ hệ thống đê bao, kênh rạch mà còn tạo mảng xanh mang lại không khí thoáng mát trong lành cho đô thị.
VĂN TIẾN